Chính sách đối ngoại Đệ Nhị Cộng hòa (Việt Nam Cộng hòa)

Chính phủ Đệ Nhị Cộng hòa lập bang giao với 86 quốc gia trên thế giới với địa vị chính quyền pháp lý của miền Nam và thêm 6 quốc gia khác nhìn nhận Việt Nam Cộng hòa chính quyền hiện hữu (de facto). Trong trường hợp quốc gia nào công nhận chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam thì quan hệ bị Việt Nam Cộng hòa cắt đứt[15] như trường hợp Indonesia vào năm 1964.[16].

Hoa Kỳ là một đồng minh tối quan trọng đối với chính phủ Đệ Nhị Cộng hòa vì là nguồn viện trợ quân sự lớn cũng như sự giúp đỡ kinh tế. Nguồn tài trợ của Hoa Kỳ tăng đáng kể nếu lấy năm 1966 làm mốc giữa thời kỳ trước và sau khi thành lập nền Đệ Nhị Cộng hòa.

Viện trợ kinh tế của Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng hòa 1955-1975
Năm
Tổng viện trợ
triệu USD
Bình quân đầu người
USD
Bình quân đầu người
Đồng
Năm
Tổng viện trợ
triệu USD
Bình quân đầu người
USD
Bình quân đầu người
Đồng
1955322,428,03981,221966793,947,474.936,95
1956210,016,33571,541967666,638,854.195,33
1957282,221,38748,431968651,136,894.352,96
1958189,014,04491,351969560,530,973.654,09
1959207,415,01525,441970655,433,633.968,45
1960181,812,92542,171971778,038,714.567,36
1961152,010,45365,711972587,728,4610.131,78
1962156,010,45627,051973531,225,0612.377,96
1963195,912,74764,391974657,430,1619.088,72
1964230,614,62876,971975240,910,43--
1965290,317,811.068,65
Ghi chú: Mức viện trợ bình quân đầu người được tính bằng cách lấy tổng viện trợ chia cho dân số VNCH cùng năm. Mức viện trợ tính bằng tiền Đồng tính bằng cách lấy mức viện trợ tính bằng Đô la Mỹ nhân với tỷ giá hối đoái chính thức giữa Đồng VNCH với Dollar.Nguồn: Số liêu về tổng viện trợ lấy từ Dacy (1986), bảng 10.2, trang 200; Số liệu về dân số VNCH lấy từ Trần Văn Thọ chủ biên (2000), bảng 1.1, trang 238; Số liệu về tỷ giá hối đoái lấy từ Dacy (1986), bảng 9.5, trang 190.